Thông số cát san lấp

Vai trò của cát san lấp

Thông số cát san lấp – Các thông số liên quan đến cát san lấp xây dựng hiện nay đang rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt tiêu chuẩn cát san lấp lại được quý khách hàng chú ý rất nhiều. Vậy thông sô cát san lấp nền, mặt bằng hiện nay như thế nào? Công tác nghiệm thu cát san lấp mặt bằng hiện nay, xem chi tiết ngay trong bài viết này

Thông số cát san lấp

Thông số cát san lấp mặt bằng

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn nào dành riêng cho việc dùng cát trong việc san lấp mặt bằng. Những vật liệu san lấp nói chung do yêu cầu tải trọng công trình cũng như các vấn đề khai thác theo quy định mà người ta áp dụng các nguyên tắc cho cát san lấp khi sử dụng làm lớp nền móng cho công trình.

Về mặt kỹ thuật, trong quá trình khai thác chỉ cần khảo sát mỏ cát xem cát có đảm bảo trữ lượng, chỉ tiêu sức kháng sau lu lèn, mức giới hạn lún. Ngoài ra cần xem xét các yêu cầu khác như chống ăn mòn, chống xói, sạt lở,…độ chua, độ mặn thành phần hạt của những vật liệu cần san lấp để đáp ứng nhu cầu cho các công trình riêng biệt.

Chỉ tiêu cơ lý của cát san lấp (Hệ số cát san lấp)

Chỉ tiêu cơ lý của cát san lấp hay còn gọi là các hệ số cát san lấp được biểu thị thông qua hệ số lu lèn- hệ số rải và hệ số đầm nén, độ chặt, cụ thể như sau:

Hệ số lu lèn cát san lấp

Cát cùng các loại vật liệu xây dựng Hệ số lu lèn
Cát xây dựng 1.22
Cát san lấp 1.22
Đá cấp phối 0.4:  1.319
Cấp phối đá dăm 0.075-50mm: 1.42

Hệ số lu lèn của các vật liệu rải mặt đường

Cát cùng các loại vật liệu xây dựng Hệ số lu lèn
Đất, đất gia cố vôi 1.25 – 1.65
Cấp phối thiên nhiên 1.35 – 1.45
Đá dăm, CPĐD, CPĐD GCXM, Cát GCXM 1.25  – 1.35
Bê tông nhựa 1.25 – 1.35
Đá cấp phối 0.4:  1.319
Cấp phối đá dăm 0.075-50mm: 1.42

Tiêu chuẩn lấy mẫu cát san lấp

Tham khảo tiêu chuẩn lấy mẫu của một số loại vật liệu xây dựng như sau:

Phương pháp lấy mẫu cát xây dựng thí nghiệm

  • Tiêu chuẩn lấy mẫu cát xây dựng nói chung được áp dụng tại: TCVN 1770-1986 hoặc TCXD 127-1985.
  • Các loại cát xây dựng được chia làm 04 loại cơ bản sau: Cát to, cát nhỏ, cát vừa, cát mịn.
  • Cứ khoảng 100m3 cát xây dựng ta lấy một mẫu thử với khối lượng cát tối thiểu bằng 50kg, lấy ở nhiều vị trí khác nhau trong một khối cát cùng loại, cùng vị trí và cùng mục đích thi công. 
  • Tiến hành góp lại và trộn đều với nhau, sau đó tiến hành đóng gói và lập biên các bản lấy mẫu để  mang đi thí nghiệm. 
  • Kết quả thí nghiệm cát thu được cuối cùng cho thấy cát có đủ tiêu chuẩn để đưa vào thi công hay không, còn là cơ sở để cấp phối các thành phần nguyên vật liệu với nhau cho một phạm vi công trình nhất định

Công tác nghiệm thu cát san lấp mặt bằng

Công tác nghiệm thu cát san lấp cũng tương tự như đất san lấp cần kiểm tra cụ thể các yếu tố như sau:

  • Độ dốc theo chiều ngang, độ dốc theo chiều dọc của nền;
  • Cao độ mặt nền, Kích thước hình học;
  • Chất lượng san lấp đất, cát, khối lượng thể tích khô;
  • Độ dốc mái ta luy cả âm và dương;
  • Vị trí, độ dốc, cao độ, kiểm tra kích thước của đáy cống, các rãnh thoát nước.

Nếu quá trình nghiệm thu đã được diễn ra suôn sẻ, khi công trình xây xong, nhà thầu cần phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu phục vụ cho nhu cầu kiểm tra nghiệm thu cho hội đồng nghiệm thu cơ sở bao gồm các tài liệu như:

  • Nhật ký thi công công trình xây dựng và nhật ký những công tác thi công đặc biệt khác nếu có;
  • Bản vẽ hoàn thành công trình có kèm theo những sai lệch thực tế. Bản vẽ xử lý những vị trí chỗ làm sai so với bản thiết kế;
  • Cần có các biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình khuất;
  • Bản vẽ xác định vị trí các cọc mốc trong công trình;
  • Các loại biên bản kết quả thí nghiệm các loại nguyên vật liệu đã được sử dụng trong suốt quá trình xây dựng công trình và kết quả thí nghiệm trong suốt quá trình thi công xây dựng.

Chỉ tiêu cơ lý cát san lấp thực chất là những tiêu chuẩn trong việc dùng cát để san lấp mặt bằng công trình thi công. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có quy định hay văn bản cụ thể nào nói đến vấn đề trên nhưng ta vẫn có thể áp dụng các tiêu chuẩn chung hay những tiêu chuẩn tương tự để tiến hành điều phối cũng như xác định định mức yêu cầu cơ bản cho công trình.

Hy vọng thông qua bài viết của Công ty VLXD Sài Gòn CMC chúng tôi đã cung cấp tại bài viết này sẽ giúp các bạn tìm ra được lỗ hổng trong các công trình của mình từ đó khắc phục để mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU XÂY DỰNG VINA CMC

Trụ Sở Chính: Landmark 4 – 208 Nguyễn Hữu Cảnh , Vinhomes Tân Cảng – Q. Bình Thạnh – TPHCM
Văn Phòng Giao Dịch 1: 42A Cống Lỡ – P. 15 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 2: Cầu An Hạ huyện Củ Chi – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 3: 1/4 Ấp Tiền Lân- Xã Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – Tp. HCM
Hotline: 0868.666.000 – 0786.66.8080
Website: vatlieuxaydungcmc.com
Gmail: vatlieusaigoncmc@gmail.com
MXH: Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: tôn sàn decking, Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài