Cát san lấp khai thác

Giá cát san lấp năm [hienthinam] tại Quận 2

Cát san lấp khai thác – Khai thác cát san lấp mặt bằng ngày càng phát triển mạnh, do nhu cầu trong ngành xây dựng, phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao nên hoạt động khai thác này rất cần thiết nhưng cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn trong việc khai thác cũng như ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên môi trường.

Cát san lấp khai thác

Bạn đang tìm hiểu về hồ sơ đánh giá tác động môi trường về dự án khai thác cát san lấp mặt bằng mà chưa hiểu rõ lắm về trình tự thủ tục pháp lý. Công ty vật liệu xây dựng CMC chúng tôi đã phát triển dịch vụ lập hồ sơ môi trường cho dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu san lấp mặt bằng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng 24/7, với chất lượng dịch vụ tốt và sự nỗ lực không ngừng. Hãy gọi ngay cho chúng tôi Hotline 0868.666.000 chúng tôi sẽ đáp bảo sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí, rất hân hạnh được phục vụ Quý khách

Đất san lấp có phải vật liệu xây dựng thông thường?

Nhiều chủ đầu tư đã rất bất ngờ khi bị tính tiền khai thác trên khối lượng đất san lấp và thắc mắc rằng đất thông thường dùng san lấp có đương nhiên là vật liệu xây dựng? hay cần phải qua thủ tục giám định thành phần lý hóa của đất?.

Về quy định, khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản 2010 liệt kê 08 loại khoáng sản thông thường gồm:

  • Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định;
  • Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
  • Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
  • Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
  • Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
  • Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
  • Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 67/2019/NĐ-CP quy định nhóm khoản sản vật liệu thông thường gồm:

  • Cát, sỏi, sạn lòng sông, suối, bãi bồi; sét gạch ngói
  • Các loại vật liệu xây dựng thông thường còn lại (trừ nguyên liệu sản xuất cát nghiền).

Thành phần của đất san lấp thông thường không thể thiếu cát, đá trầm tích và các loại sét nên được xác định là Khoán sản làm vật liệu thông thường. Ngày 19/01/2020, Bộ Tài nguyên môi trường cũng có ý kiến khẳng định rõ nội dung này và được hiểu là đương nhiên, không cần thủ tục giám định thành phần lý hóa của đất.

Các tính tiền cấp quyền khai thác

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính trên các căn cứ theo công thức sau:

T = Q x G x K1 x K2 x R

Trong đó:

T – Tiền cấp quyền khai thác (đồng Việt Nam);

Q – Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác (m3; tấn; kg);

G – Giá tính tiền cấp quyền khai thác (đồng/đơn vị trữ lượng);

K1 – Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác (lộ thiên K1= 0,9; hầm lò K1= 0,6; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và còn lại K1= 1,0);

K2 – Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quy định (đặc biệt khó khăn K2= 0,9; vùng kinh tế – xã hội khó khăn K2= 0,95; còn lại, K2= 1,0);

R – Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (%). Theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 67/2019/NĐ-CP.

Thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác

Trong nhiều trường hợp, các tổ chức sử dụng đất san lấp mặt bằng bị truy thu tiền cấp quyền khai thác đối với đất san lấp. Khi này, nảy sinh vấn đề thời điểm áp giá tính tiền cấp quyền khai thác (do G- giá tính tiền cấp quyền ở thời điểm khai thác vời thời điểm truy thu là khác nhau).

Theo quy định của Điều 5, Nghị định 67/2019/NĐ-CP, việc áp giá tính tiền cấp quyền sẽ được thực hiện tại thời điểm được cấp quyền khai thác. Trường hợp có sự biến đổi giá tính thuế tài nguyên (Gn) thì Chủ đầu tư sẽ phải nộp tỷ số chênh lệch giá (Gn:G), nhưng chỉ áp dụng đối trường hợp chưa nộp hết tiền cấp quyền khai thác tại thời điểm lần đầu phê duyệt.

Đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác

Hiện có nhiều dự án có đất san lấp đem vào dự án qua hợp đồng thương mại. Nhưng nhiều trường hợp, các Chủ đầu tư dự án sẽ bị yêu cầu truy nộp tiền cấp quyền khai thác cho khối lượng đất san lấp đã mua thương mại (nếu không thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp của Đất san lấp).

Tuy nhiên, Theo định nghĩa tại khoản 7, Điều 2, Luật khoáng sản 2010, Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 6, Nghị định 67/2019/NĐ-CP, xác định trữ lượng lượng để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho trường hợp khai thác trong diện tích đất của dự án là sản lượng khai thác thực tế tại Dự án.

Đối với khối lượng đất đơn vị mua thương mại, sau đó đổ san lấp trực tiếp, không hình thành hoạt động khai đào, phân loại hay làm giàu khoáng sản, thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khoáng sản và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 67/2019/NĐ-CP.

Tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản

Hiện tại Luật khoáng sản 2010 và các văn bản hướng dẫn không có quy định về hồ sơ chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp cho khoáng sản.

Thực tế, nhiều Chủ đầu tư mua đất san lấp chỉ lưu giữ hợp đồng và hóa đơn của Đơn vị cung cấp đất san lấp.

Tuy nhiên, tham khảo quy định của Điều 5, Thông tư 41/2012/TT-BTC thì hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu sẽ gồm:

  1. Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực.
  2. Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ.
  3. Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp khai thác hoặc chế; hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại (tức tối thiểu chỉ cần hợp đồng và hóa đơn).

Đến năm 2016, Bộ tài chính có sửa đổi đối với công ty thương mại phải có Hợp đồng mua khoáng sản, hóa đơn giá trị gia tăng kèm theo Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu hoặc Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu hoặc Chứng từ mua khoáng sản tịch thu, phát mại của Bên bán. Tuy nhiên, đây là quy định hướng dẫn cho hoạt động xuất khẩu Khoáng sản.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Khai thác khoáng sảnlà hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Điều 6. Trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đối với các giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác khoáng sản không bắt buộc phải tiến hành thăm dò, quy định tại Điều 65 Luật khoáng sản hoặc trường hợp không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Luật khoáng sản hoặc thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định bằng sản lượng khai thác thực tế chia (:) cho 0,9 (không phẩy chín).

CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU XÂY DỰNG VINA CMC

Trụ Sở Chính: Landmark 4 – 208 Nguyễn Hữu Cảnh , Vinhomes Tân Cảng – Q. Bình Thạnh – TPHCM
Văn Phòng Giao Dịch 1: 42A Cống Lỡ – P. 15 – Quận Tân Bình – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 2: Cầu An Hạ huyện Củ Chi – Tp. HCM
Văn Phòng Giao Dịch 3: 1/4 Ấp Tiền Lân- Xã Bà Điểm – Huyện Hóc Môn – Tp. HCM
Hotline: 0868.666.000 – 0786.66.8080
Website: vatlieuxaydungcmc.com
Gmail: vatlieusaigoncmc@gmail.com
MXH: Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác thu mua phế liệu của chúng tôi như: tôn sàn decking, Thu mua phế liệu Nhật Minh, Thu mua phế liệu Phát Thành Đạt, Thu mua phế liệu Hải Đăng, thu mua phế liệu Hưng Thịnh, Mạnh tiến Phát, Tôn Thép Sáng Chinh, Thép Trí Việt, Kho thép trí Việt, thép Hùng Phát, khoan cắt bê tông, dịch vụ taxi nội bài