Xây đá hộc ngày nay có khó không? xây tường, xây móng, xây kè đá hộc có gì đặc biệt? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất trong bài viết này
Công tác xây đá hộc
Công tác xây đá hộc có nhiều hạng mục như: xây tường, xây móng, xây kè, … Mỗi hạng mục trong công tác xây đá hộc cần đảm bảo đúng kỹ thuật, quy trình và định mức để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí
Tham khảo báo giá đá xây dựng mới nhất hiện nay tại đây: cập nhật báo giá đá xây dựng tại tphcm
Quy trình thi công xây đá hộc
- Trước khi thi công xây đá hộc cần tiến hành dọn dẹp mặt bằng, sếp xếp mặt đáy phẳng để tiến hành xây đá hộc. Chọn lọc những viên đá có kích thước đều nhau, vuông vức và ít bị vỡ.
- Ở bất kỳ loại công trình nào trong thi công xây đá hộc đều phải chọn những viên đá lớn nhất cho lớp xây đầu tiên.
- Xen kẽ những viên đá hộc cùng hàng hay những hàng đá hộc với nhau là lớp vữa xây nhằm bảo đảm lính liên kết và vững chắc cho công trình
- Tùy vào công trình sử dụng đá hộc mà chiều dày lớp vữa có thể khác nhau.
- Sau khi đã có lớp xây đầu tiên tiến hành xây cách lớp 1 lớp vữa 1 lớp đá hộc, cứ thế tiến hành cho đến khi hoàn thiện loại công trình xây đá hộc.
- Những vị trí mà sứt vỡ tiến hành chèn đá nhỏ vào để không làm lũng mạch xây
Giá nhân công xây đá hộc
Loại công trình xây đá hộc | Đvt | Đơn giá (VNĐ) |
Xây móng đá hộc M.50, chiều dày ≤60cm | m3 | 1,009,000 – 1,130,000 |
Xây tường thẳng M.50, dày ≤ 60cm cao ≤ 2m | m3 | 1,075,000 – 1,210,000 |
Xây trụ, cột M.50, cao ≤ 2m | m3 | 1,586,000 – 1,820,000 |
Xây trụ, cột M.50, cao > 2m | m3 | 2,340,000 – 2,728,000 |
Xây mặt bằng | m3 | 1,054,000 – 1,184,000 |
Xây mái dốc thẳng | m3 | 1,083,000 – 1,219,000 |
Xếp đá khan không chít mạch mái dốc thẳng | m3 | 589,000 – 665,000 |
Xếp đá khan không chít mạch mặt bằng | m3 | 537,000 – 601,000 |
Xếp đá khan có chít mạch mặt bằng | m3 | 582,000 – 650,000 |
Xếp đá khan có chít mạch mái dốc thẳng | m3 | 727,000 – 824,000 |
Kỹ thuật xây tường đá hộc
Kỹ thuật xây tường đá hộc về cơ bản tương đối giống với kỹ thuật xây tường gạch nhưng vì tính chất của đá hộc nên kỹ thuật xây tường đá hộc có một số điều chỉnh để có thể tạo được bức tường đá hộc vững chắc, đẹp, bền. Mời bạn cùng tìm hiểu về kỹ thuật xây tường đá hộc tại đây
Cấu tạo của tường đá hộc ra sao
- Tường đá hộc tương tự tường gạch trong xây dựng, thay vì ta dùng gạch để xây tường thì ở đây ta sử dụng nguyên liệu chính là đá hộc. Trong kết cấu tường đá thông thường sẽ sử dụng loại đá hộc để xây, đá được khai thác từ đá nguyên khai nên đảm bảo độ bền chắc nhất định.
- Cấu tạo tường bao gồm đá hộc và vữa xây được cấp phối với nhau thành từng lớp xen kẽ. Đá hộc thông thường sử dụng nhwunxg loại có kích thước: 200x400x200, 150x150x250, 150x200x350…
- Đá hộc cơ bản có kích thước không đồng đều do đó cấu tạo tường đá hộc thường xen kẽ nhiều kích thước đá khác nhau tạo sự đẹp mắt và độc đáo cho tường nhà.
Kỹ thuật xây tường đá hộc đúng quy cách
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Tiến hành trộn vữa xây bao gồm hỗn hợp xi măng và cát vàng theo tỷ lệ nhất định được quy định trong TCVN
- Đối với thi công tường bảo vệ, che chắn có thể chọn loại đá hộc tùy ý. Nhưng đối với các công trình tường ngoài, các khu vực mặt tiền, chân tường hoặc bệ tường nên lựa chọn những viên đá hộc cứng và vuông vức.
- Đá hộc phải là loại đá tốt, không bị nứt nẻ quá nhiều. Trong quá trình vận chuyển cần lưu ý vấn đề xếp đá, các viên đá lớn và nhỏ cần được phân tách riêng biệt để trong quá trình thi công không phải tốn thời gian cho việc lựa chọn đá, đảm bảo thi công đúng tiến độ mà vẫn đạt tính thẩm mỹ cao.
Xây tường đá hộc thành lớp
- Sau khi đã tiến hành xây móng bằng đá hộc, ta tiến hành xây cách lớp còn lại để hoàn thành tường nhà. Trước khi đặt lớp đá sau phải tiến hành đổ đầy vữa lớp dưới, ướm đá để đảm bảo tính so le giữa các hàng đá với nhau.
- Vữa có chiều dày 4-5cm cách mép tường 3-4cm, đặt đá hộc vào lớp vữa bên dưới tiến hành gõ mạnh bằng búa gỗ để tạo liên kết mạnh sao cho vữa tràn ra từ 2-3cm.
- Các viên đá có kích thước đều nhau, cần tạo độ ngang bằng và thẳng, trường hợp đa có đâu hiệu không ổn định dùng đá nhỏ chèn vào mạch vữa ngoài để cố định cũng như tăng lwucj tương tác giữa các viên đá với nhau.
- Chiều rộng của tường phải lớn hơn so với hai hàng đá mặt, tiếp giáp với dây trước rồi mới thực hiện bước xây viên giữa.
- Khi xây dần lên cao cần chú ý kiểm tra độ ngang bằng cũng như độ thẳng của tường, đỉnh tường cần được xây ngang bằng, dừng đúng cốt xây để đạt độ phẳng, ngang bằng và tính đẹp mắt.
Xây tường đá hộc không thành lớp
- Đá hộc trong trường hợp này là những loại đá có kích thước, hình dáng không đồng nhất, đa dạng về kích thước, hình thù. Cách xây này đòi hỏi người thợ thi công phải có kinh nghiệm và tính thẩm mỹ cao.
- Hình thức xây không thành lớp cũng xen kẽ 1 lớp vữa 1 lớp đá nhưng không thành hàng. Độ dày mạch vữa không được quá 20mm, không được tạo điểm nút hay mạch chéo dài, chữ thập, song song,… giữa các mạch vữa.
- Tường đá hộc cần được xen kẽ giữa đá lớn và đá nhỏ, không được phép chèn đá vụn vào giữa các mạch vữa ngoài.
Kỹ thuật xây móng đá hộc
Khi xây móng, phải đặt đá hộc thành từng hàng cao 0,3 m, khi xây tường – mỗi hàng cao 0,25. Không xây móng đá hộc ở nơi đất lún. Đá quả dừa (cuội tròn nhẵn) chỉ dùng xây móng nhà không lớn hơn 2 tầng. Trình tự xây móng nhà bằng đá hộc cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định cữ móng cần xây : Dùng cọc căng 2 dây thẳng đứng sau đó căng các dây theo phương ngang để xác định cữ móng. Đóng cọc theo kích thước móng cần xây.
Bước 2: Xây lớp móng thứ nhất: Chọn những viên đá có kích thước lớn, đều nhau, vuông vức để xây lớp đầu tiên, tiếp tục đổ vữa lên trên và tiến hành xây các lớp tiếp theo, chèn đá dăm vào các khe hở để tăng sự liên kết giữa mạch đá.
Bước 3: Xây các lớp tiếp theo
Có 3 phương pháp như sau:
- Dùng xẻng rót vữa vào khối xây: tiến hành xếp đá bên ngoài khối xây, dùng xẻng rải vữa vào, lấy búa gõ nhẹ vào các viên đá để tạo liên kết với vữa. Tiếp tục rải vữa và chèn đá dăm.
- Rót vữa trực tiếp: đá hộc xếp khan sao cho không trùng mạch vữa, chèn đá dăm và tiến hành rót vữa trực tiếp vào khối xây
- Dùng đầm rung: rải vữa vào ván khuôn và xếp đá hộc, chèn đá dăm và đổ vữa vào sau đó dùng máy đầm rung cho đến khi vữa ngưng chảy.
Định mức xây móng đá hộc
- Khi tiến hành thi công móng đá hộc, chiều rộng móng tối thiểu đạt 50cm, kích thước các viên đá chỉ được chiếm ⅓ chiều rộng của móng.
- Với các loại móng đá có bậc giật, yêu cầu chiều cao tối thiểu của bậc là 50cm, cường độ đá hộc bắt buộc 200kg/cm2
- Vữa xây có thể dùng vữa tam hợp 1:1:9, 1:1:5 hay vữa cát hoặc vữa xi măng
- Bề dày của cổ móng >600mm, bậc giật có chiều cao bằng chiều rộng, chiều cao thường thuộc khoản từ 350-600mm
Bảng định mức xây móng nhà đá hộc
Loại công tác | Đvt | Loại vật liệu | Quy cách( cm) | Số lượng |
Xây móng đá hộc | 1m3
Xếp |
Đá hộc | 30×30 | 1.200 (m3) |
Vữa xây | 400 (lít) |
Đơn giá xây móng đá hộc
Đơn giá xây móng đá học áp dụng tại TpHCM được xác định như sau:
Loại công trình xây đá hộc | Đvt | Đơn giá (VNĐ) |
Xây móng đá hộc M.50, chiều dày ≤60cm | m3 | 1,009,000 – 1,130,000 |
Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào biến động của thị trường, địa điểm thi công cũng như những yếu tố liên quan khác, để có được đơn giá thi công xây móng đá hộc chính xác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua số thông tin liên hệ bên dưới.
Biện pháp thi công kè đá hộc
Tiêu chuẩn thiết kế kè đá hộc
- Kè đá hộc là biện pháp thi công xây dựng sử dụng đá hộc để bảo vệ bờ sông, bờ biển tránh xói mòn, sạt lở bởi dòng chảy. Đây là biện pháp phổ biến khi kết hợp đá hộc và vữa để bảo vệ các công trình khác trong xây dựng.
- Đá hộc có kích thước có kích thước lớn và nặng nên là loại đá rất chắc chắn và có màu xanh sẫm. Đá hộc có hai loại là kích thước nhỏ dùng để trộn vữa và loại đá lớn thường hay ứng dụng làm bờ kè.
Cách thi công kè đá hộc
Bước 1: Chuẩn bị thi công kè đá hộc
- Xác định phạm vi khu vực thi công, vị trí, cao độ công trình, mặt bằng, tim tuyến, quyền sử dụng đất và các thông tin liên quan.
- Chuẩn bị nguồn nước cho suốt quá trình thi công và sinh hoạt. Nguồn nước phục vụ thi công cần sạch, không lẫn tạp chất và được xử lý đúng yêu cầu.
Bước 2: Thi công bóc lớp hữu cơ bề mặt phạm vi công trình: Sau khi xác định vị trí thi công, tiến hành cho bóc lớp địa chất số 1 đất hữu cơ, lớp phong hóa bề mặt chuẩn bị cho quá trình đào đất.
Bước 3: Đóng cọc tre trên phạm vi xây chân khay
Bước 4: Đổ bê tông lót chân khay
- Lắp đặt ván khuôn → thi công bê tông lót → bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn
Bước 5: Thi công xây chân khay, mái kè: Trộn vữa và xây đá
Bước 6: Tiến hành đắp cát và đất đầm chặt theo quy định
- Phải kiểm tra tiến độ thường xuyên để đảm bảo độ chặt, độ ẩm… nếu kết quả nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép ta chuyển sang giai đoạn tiếp theo
Bước 7: Tiến hành rải lớp đệm đá dăm dùng để lót.
- Tiến hành lót đá dăm vào, căn cứ vào chiều dày để không ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
Bước 8: Xây mái kè theo thiết kế
- Dựa vào thiết kế, mái kè đá hộc cần được thi công hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.
Tóm lại, xây đá hộc cũng như 3 loại thi công khi xây đá hộc như: tường đá hộc, móng đá hộc, xây kè bằng đá hộc là những hạng mục công trình quan trọng trong đời sống ngày nay. Để biết thêm những thông tin hữu ích về việc xây đá hộc nói riêng và các hạng mục xây dựng khác nói chung, hãy truy cập website hoặc liên hệ với nhân viên chúng tôi để cập nhật thông tin cũng như đặt những câu hỏi để được giải đáp một cách tận tình và nhanh chóng.